Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì việc dạy con tập đi đúng cách không chỉ giúp trẻ tập đi nhanh, an toàn còn có hiệu quả trong việc phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Trẻ ở độ tuổi tập đi là độ tuổi đặc biệt quan trọng, độ tuổi này trẻ rất hiếu động, việc dạy trẻ những bước đi đầu đời, giúp trẻ an toàn, tự tin hơn.
Đối với những người làm cha làm mẹ, thì mỗi giai đoạn trẻ nhỏ cũng đặc biệt quan trọng. Giai đoạn trẻ tập đi sẽ nhận được rất nhiều chú ý từ cha mẹ. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ có sự phát triển, tập đi sớm, đi muộn đều khác nhau. Thường cha mẹ thích bé biết đi sớm hơn vì nó thể hiện sự cứng cáp, khỏe mạnh thể chất và phát triển tốt ở trí tuệ.
Tuy nhiên, với trẻ tập đi muộn, các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, ép trẻ tập đi sớm, điều này có thể gây ra những sai lầm, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Và bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm hay để dạy trẻ tập đi đúng cách, tránh sai lầm cho các bố mẹ.
Không cho trẻ tập leo cầu thang mà chỉ tập đi thẳng
Trong thời gian đầu bé tập đi, hầu như cha mẹ đều nôn nóng để bé có thể bước đi sớm; mà quên mất từng giai đoạn phát triển của con. Thực tế, thay vì ép con tập đi luôn; cha mẹ có thể hướng dẫn bé bò men cầu thang thấp; với sự theo dõi kỹ của người lớn ở bên. Khi leo cầu thang, trẻ leo bằng đầu mũi bàn chân; kết hợp cả tay, thân người linh hoạt. Trẻ tập leo cầu thang sẽ có nền tảng để sau này đi vững hơn.
Mặt khác, quá trình bé tập leo cầu thang; sẽ kích thích sự phát triển của các dây thần kinh; cải thiện cấu trúc của hệ thần kinh, rèn luyện sự cân bằng và tốc độ phản ứng của các tiểu não; thúc đẩy sự phát triển cân bằng của não trái và não phải; tăng thêm sự hiểu biết và trí thông minh của trẻ. Khi mới tập đi, đứng hay leo cầu thang; bé sẽ có thể không biết cách để ngồi xuống; nên nếu nghe con khóc lóc xin trợ giúp; mẹ nhớ chỉ cho bé cách cong đầu gối để hạ thân người xuống.
Phụ thuộc vào xe tập đi
Xe tập đi là công cụ giúp quá trình tập đi của bé diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng hơn. Nhờ vào sự hỗ trợ của xe tập đi; cha mẹ có thể rảnh tay để bé tự vận động, chơi đùa; đồng thời cho bé tập đứng sớm hơn. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc vào xe tập đi sẽ tạo ra một số bất lợi cho bé.
Xe tập đi được thiết kế có xu hướng lao nhanh về phía trước; cho dù bé có thể vịn vào đó để chạy theo nhưng cũng dễ bị vấp ngã. Nếu sử dụng xe tập đi trong thời gian dài khiến bé; chỉ có thể đứng và di chuyển theo hướng thẳng; bé dần mất cơ hội vận động các động tác khác như ngồi xổm, đứng lên, bò, cúi người… Việc bé phụ thuộc phần lớn thời gian vào xe tập đi; sẽ khiến cơ bắp và các chi chậm phát triể
.
Bố mẹ cho bé sử dụng xe tập đi sớm về lâu dài; có thể gây ra tình trạng dị dạng xương, do xương của bé chưa phát triển hoàn thiện; cơ chân còn yếu không thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể; nếu đứng hoặc đi sớm chắc chắn sẽ làm tăng áp lực lên chân và ảnh hưởng đến sự phát triển của chân.
Thêm vào đó, nếu bố mẹ chọn loại xe tập đi; có chất lượng kém, tốc độ trượt nhanh khiến bé phải cúi mạnh người xuống đất; và tập đi về phía trước, lâu dần xương chân dễ bị cong tạo thành vòng chân.
Ép trẻ mang giày khi mới tập đi
Bố mẹ thường cho trẻ mang giày để bảo vệ bàn chân bé khỏi bị cảm lạnh; và bị thương trong quá trình bé tập đi. Tuy nhiên, đối với những bé mới tập đi thì chân trần sẽ tốt hơn giày. Điều này giúp bé bám đất tốt và giữ thăng bằng; thoải mái hơn so với đi giày.
Đồng thời, khi đi chân trần, thần kinh bàn chân của bé có thể trực tiếp cảm nhận áp lực, hay sự thay đổi từ mặt đất, rèn luyện cơ bắp và dây chằng, thúc đẩy sự hình thành vòm chân. Điều này cũng rất tốt cho sự phát triển bàn chân nhỏ của bé.
Nếu nhiệt độ mặt đất hơi lạnh, mẹ có thể cho bé đi những đôi tất không dễ tuột và có dải chống trượt ở phía dưới, hoặc những đôi giày đế mềm mềm mại, thoải mái, ôm sát chân trần. Mẹ cũng có thể trải chiếu dày trên nền đất để chống lạnh.
Kết luận
Khi đã tập được khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, bé sẽ bước khỏi vòng tay của mẹ để thực hiện những bước đi của chính mình. Vậy nên, bố mẹ đừng quá nôn nóng hay lo lắng khi trẻ chưa có dấu hiệu muốn tập đi, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Bố mẹ nên tránh mắc những sai lầm trên để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
Nguồn: Eva.vn