Ung thư buồng trứng là khi các tế bào bất thường trong buồng trứng bắt đầu phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát, và cuối cùng hình thành khối u (khối u). Nếu không được phát hiện sớm, các tế bào ung thư dần dần phát triển vào các mô xung quanh và có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể.
Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng là ung thư biểu mô. Điều này có nghĩa là ung thư bắt đầu trong các tế bào bao phủ buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Các bác sĩ hiện nay cho rằng hầu hết các bệnh ung thư biểu mô đều bắt đầu trong các tế bào ở cuối ống dẫn trứng hơn là buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ở phụ nữ thường gặp nhất; cũng là căn bệnh nguy hiểm. Hiểu điều đó, chúng tôi đã cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây; các bạn nhớ đọc ngay nhé!
Phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng
Không có cách nào chắc chắn để phòng ngừa ung thư nhưng có những cách có thể làm giảm nguy cơ ung thư như:
- Thuốc ngừa thai uống: thuốc ngừa thai uống làm giảm nguy cơ ung thư, nhưng cũng đồng thời làm tăng nguy cơ của 1 số bệnh lý khác, do đó cần tư vấn với bác sĩ để cân nhắc sử dụng tùy theo tình trạng bản thân.
- Tư vấn với bác sĩ về yếu tố nguy cơ của bản thân: nếu gia đình có người thân bị ung thư vú, buồng trứng, trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ gửi người bệnh đến nhà tư vấn di truyền để xét nghiệm đột biến gen. Nếu có đột biến gen tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, người bệnh có thể cân nhắc việc cắt bỏ 2 buồng trứng phòng ngừa ung thư.
Phẫu thuật phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng
- Người bệnh có hội chứng liên quan với nguy cơ cao ung thư buồng trứng như Lynch hoặc Peutz-Jeghers.
- Đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, BRIF1, STK1, RAD51C, RAD51D.
- Tiền căn ung thư vú, đại trực tràng hoặc ung thư tử cung trước đó.
- Phẫu thuật phòng ngừa bao gồm: cắt bỏ tai vòi và buồng trứng 2 bên.
Phẫu thuật
Chỉ định một bệnh nhân có được phẫu thuật hay không tùy thuộc nhiều yếu tố: Tình trạng bệnh lý nội khoa trước phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng diễn tiến lan tràn của bệnh mà phẫu thuật có khả năng cải thiện thời gian sống và chất lượng cuộc sống hay không.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Phẫu thuật ung thư buồng trứng nhằm 2 mục đích là xếp giai đoạn và giảm tổng khối tế bào bướu. Độ lớn phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư; và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với phụ nữ trong tuổi sinh sản bệnh còn ở giai đoạn sớm nhất; họ có thể được phẫu thuật chừa lại cả buồng trứng và tử cung để bảo tồn chức năng sinh sản. Sau khi sinh con, họ sẽ được mổ lại để cắt bỏ buồng trứng còn lại; và tử cung nhằm hạn chế tối đa việc tái phát.
Đối với ung thư buồng trứng giai đoạn sớm; có thể phẫu thuật bằng 2 cách: Mổ mở và mổ nội soi. Mổ nội soi có nhiều ưu điểm hơn cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục; như: Hậu phẫu ít đau đớn, giảm nguy cơ bị thoát vị thành bụng, nhanh hồi phục, thời gian nằm viện ngắn, ít mất máu và tăng tính thẩm mỹ,…Tuy nhiên, việc này cần sự cân nhắc đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ ung thư và thảo luận với người bệnh.
Thông thường 1 cuộc mổ ung thư buồng trứng bao gồm:
- Cắt phần phụ 1 bên.
- Cắt phần phụ 2 bên.
- Cắt tử cung toàn bộ kể cả cổ tử cung.
- Cắt mạc nối lớn: 1 phần hoặc toàn bộ.
- Cắt 1 phần ruột non hoặc đại tràng.
- Cắt 1 phần vòm hoành.
- Cắt ruột thừa.
- Nạo hạch chậu và bụng.
Hóa trị
Sau phẫu thuật, người bệnh thường phải tiến hành hóa trị. Hóa trị có thể được bơm trực tiếp vào khoang bụng gọi là hóa trị trong phúc mạc hoặc hóa trị toàn thân. Mục đích của hóa trị toàn thân là để tiêu diệt những tế bào ung thư rất nhỏ; đã lan tràn đi xa khắp cơ thể mà phẫu thuật không thể lấy hết được. Hóa trị toàn thân sẽ giúp tiêu diệt và phòng ngừa sự lan tràn này. Hiện nay, các phác đồ điều trị trên thế giới đã khuyến cáo sử dụng; bổ sung thêm các thuốc mới nhắm trúng đích như thuốc điều trị kháng sinh mạch trong ung thư buồng trứng.
Nguồn: Vinmec.com