Đối với những ai là fan Kpop thì 7 năm là một con số thật sự đáng sợ, mang tên: đàm phán hợp đồng. Bởi hợp đồng của các idol với công ty chủ quản thông thường chỉ kéo dài khoảng 7 năm. Và sau đó sẽ đến cột mốc đàm phán hợp đồng sau khoảng thời gian đồng hành với nhau. Các thần tượng được tự do để có thể làm mới hoặc hủy bỏ hợp đồng của họ với các công ty. “Lời nguyền 7 năm” xảy ra bởi rất nhiều lý do.
Một nhóm có thể không thành công thông qua các cuộc đàm phán hợp đồng. Trong lịch sử Kpop, nhiều nhóm nhạc đã chẳng thể bước qua ‘lời nguyền’ này. Dẫn đến phải mất đi thành viên trong đội hình chính thức hoặc tan rã đội hình trong sự nuối tiếc của biết bao người hâm mộ. Trong bài viết dưới đây, Joon.com.vn sẽ tổng hợp những trường hợp các nhóm nhạc là những cái tên quen thuộc với công chúng sở hữu lượng fan đông đảo. Thậm chí đã trở thành biểu tượng của Kpop nhưng cũng không thể vượt qua “lời nguyền 7 năm” đáng sợ này.
Công ty quản lý khắc nghiệt với nghệ sĩ
Phần lớn thực tập sinh sau khi ký hợp đồng sẽ được bố trí sống trong ký túc xá. Điều này giúp các công ty giải trí quản lý dễ dàng kiểm soát thần tượng, từ chế độ ăn uống, các mối quan hệ lẫn cuộc sống.
Theo hầu hết hợp đồng, thực tập sinh thường được yêu cầu trả lại chi phí cho việc luyện thanh nhạc. Đào tạo vũ đạo và trang phục, kể cả khi họ rời công ty hoặc sau khi ra mắt. Do đó, nhiều thần tượng Kpop khó lòng kiếm được lợi nhuận lớn trong những năm đầu sự nghiệp. Đặc biệt là idol kém tên tuổi, hoạt động ở những công ty quy mô vừa và nhỏ. Nhiều thực tập sinh ra đi trong tình cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống chật vật.
Trong thế giới khắc nghiệt của Kpop. Chỉ có ba ông lớn SM, YG và JYP là những trường hợp ngoại lệ. Thực tập sinh của họ được trả lương ngay sau khi ra mắt. Và không phải đối mặt với bất kỳ khoản nợ nào. Trừ khi idol vi phạm hợp đồng, rời công ty trước thời hạn. Khi mãn hợp đồng, các thần tượng sẽ gặp gỡ đại diện công ty. Để thương thảo, bàn chuyện gia hạn hay quyết định rời đi. Phần lớn các idol không chịu được sức ép sau khi phải gắn bó suốt 7 năm với các công ty. Lời nguyền 7 năm cũng bắt nguồn từ đó.
Nhiều nhóm nhạc hàng đầu đã tan rã sau thời gian này, trong đó phải kể đến các thần tượng Gen2. Như 2NE1, Sistar, 4minute và Miss A. Song, vẫn có nhiều nhóm nhạc như BTS, Apink, Super Junior và Shinee “sống sót” qua lời nguyền 7 năm.
Tuy nhiên, đây vẫn là nỗi ám ảnh với người hâm mộ của các nhóm nhạc Kpop. Với việc sắp kết thúc hợp đồng năm 2021, nhiều nhóm nhạc có nguy cơ tiếp tục vướng vào lời nguyền 7 năm này.
Từ lùm xùm rời JYP của GOT7
GOT7 ra mắt ngày 16/1/2014. Đây là nhóm nhạc nam đầu tiên của JYP kể từ khi 2PM ra mắt năm 2008. Sau 7 năm, hợp đồng của GOT7 vừa hết hạn.
Cuối năm 2020, tin đồn về việc Jin Young sẽ rời khỏi JYP và ký hợp đồng với công ty quản lý BH Entertainment. Lan truyền trên nhiều diễn đàn. Điều này khiến người hâm mộ lo lắng về tương lai của nhóm. Cuối cùng, người hâm mộ sốc với việc thành viên Yu Gyeom rời JYP để chuyển sang AOMG, công ty quản lý của ca sĩ nổi tiếng Jay Park.
Sau vụ việc, Dispatch đưa tin các thành viên của GOT7 đã quyết định rời khỏi JYP. Mark về Mỹ theo đuổi sự nghiệp vlogger. Jackson phát triển thương hiệu thời trang Team Wang. Park Jin Young – người sáng lập JYP – lập tức hủy theo dõi tài khoản Instagram chính thức của GOT7. Cùng các thành viên khác là BamBam, Jinyoung và Mark. BamBam đã có động thái đáp trả. Anh đăng ảnh người đàn ông nhún vai. Thể hiện sự thờ ơ, không quan tâm với hành động của Park Jin Young.
Trong khi đó, Young Jae, Jin Young và Yu Gyeom được cho là đang trong quá trình đàm phán với một số công ty. Như MakeUs Entertainment, Sublime Artist Agency, BH Entertainment và AOMG… Thành viên JB nhận được lời mời trình diễn và làm gương mặt đại diện các thương hiệu toàn cầu.
Các thần tượng khác có tránh được lời nguyền 7 năm?
Tháng 6 năm nay, Mamamoo chính thức tròn 7 năm tuổi. Người hâm mộ đặt dấu hỏi liệu họ tiếp tục bước đi cùng nhau hay tập trung phát triển sự nghiệp riêng trong tương lai.
Lo lắng này không phải thiếu cơ sở. Bốn cô gái của RBW Entertainment có sự nghiệp riêng khá thành công. Họ dần gặt hái những thành quả sau nhiều năm hoạt động.
Tuy nhiên, nhóm khá kín tiếng và hiếm khi lấp lửng chuyện gắn bó cùng nhau. Vì vậy, người hâm mộ khó lòng biết được liệu Mamamoo có tiếp tục gia hạn hợp đồng với RBW hay không.
Red Velvet cũng làm người hâm mộ lo lắng khi chuẩn bị hết hạn hợp đồng vào tháng 8. Điều đáng nói, SM Entertainment từng gây nhiều tranh cãi. Như trả lương thấp cho nghệ sĩ, đối xử không công bằng với các nhóm nhạc đi trước.
Trong lịch sử của SM, họ hiếm khi giải tán nhóm nhạc. Tuy nhiên, việc các nhóm tự tái hợp và trở lại với sân khấu là rất hiếm thấy, SNSD là một ví dụ.
Nhiều nhóm nhạc sẽ tan rã
Hiện tại, việc Winner rời công ty chỉ còn là vấn đề thời gian. Người hâm mộ đồng ý với việc nhóm bị đối xử tệ suốt nhiều năm qua. Năm 2016, Tae Hyun từng rời nhóm, nói rõ việc anh không hài lòng với cách làm việc của YG.Winner cũng chuẩn bị hết hạn hợp đồng vào tháng 8 năm nay. Nhóm ra mắt và hoạnt động dưới trướng của YG Entertainment sau nhiều lần trì hoãn.
Lovelyz ra mắt từ tháng 11/2014 với tư cách là nhóm nhạc nữ đầu tiên của Woollim Entertainment. Kể từ lúc debut, tám thành viên liên tục đạt thành tích tốt trên các bảng xếp hạng. Bản hit Ah-Choo của Lovelyz thậm chí giúp họ giành được giải thưởng đầu tiên tại Giải thưởng Văn hóa & Giải trí Hàn Quốc lần thứ 23 ở hạng mục 10 nghệ sĩ hàng đầu Kpop.
Năm 2019, thành viên Kei ra mắt với tư cách nghệ sĩ solo, phát hành ca khúc I Go. Tính đến thời điểm trở lại hồi tháng 9/2020 với Obliviate, nhóm đã gián đoạn 16 tháng. Việc ra mắt sản phẩm một cách nhỏ giọt khiến người hâm mộ đặt câu hỏi. Liệu họ sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhau hay vướng lời nguyền 7 năm, lần lượt rời đi.
Nguồn: Zingnews.vn