Năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cao

Doanh nghiệp Kinh tế

Năm 2020 một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam. Với đại dịch Covid 19 lên đỉnh cao, nhiều ngành xuất khẩu bị tồn đọng, ứ chệ. Với đại dịch tình hình xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài gặp khó khăn. Một trong các ngành chịu thiệt hại to lớn là ngành dệt may. Khi dịch diễn ra ở các thị trường xuất khẩu chính như Anh, Pháp,…khiến tình hình xuất khẩu khó khăn. Nhiều hợp đồng đã bị hủy vì tình hình dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã đứng trên bờ vực phá sản vì vòng quay vốn. Nhiều công nhân đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Trong năm 2020, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn như thiếu hàng, nguyên vật liệu,… Đặc biệt nhiều đối tác lớn trên thị trường -phá sản. Khiến tình trạng phá sản hiện hữu hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp ngành dệt may. Gạt bỏ mọi khó khăn trong năm 2021, bước sang năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cao. Với tình hình dịch bệnh 2021 đã bước đầu được kiểm soát, các thị trường lớn bắt đầu mở cửa trở lại. Năm 2021 hứa hẹn một năm thành công của ngành dệt may Việt Nam.

Năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cao

Một năm sóng gió của ngành dệt may

“Có lẽ chúng tôi là DN chịu tổn thất và đau nhất trong số các bạn bè, đồng nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam”. Là câu chia sẻ mở đầu của ông Bùi Đức Thịnh. Chủ tịch HĐQT công ty CP May Sông Hồng khi nói về một năm 2020.

Cụ thể, đó là biến cố khi đối tác lớn của công ty này ở Mỹ nộp đơn phá sản. Trong khi May Sông Hồng còn tới khoảng 220 tỷ đồng chưa kịp thu về.
“Nhưng dịch bệnh đã lấy đi của chúng tôi, tuy chưa phải là tất cả nhưng mất rất nhiều và rất đau”, ông Thịnh chua chát.

Chủ tịch May Sông Hồng cho biết hàng loạt mệnh lệnh khẩn cấp được phát đi toàn công ty. Cụ thể, tất cả các Quỹ dự phòng tài chính và vốn chủ của công ty trên 1.300 tỷ đồng đều được kích hoạt. Sẵn sàng ở mức tối đa để ứng phó với các tình huống xấu nhất. “Cơ cấu các khách hàng và đơn hàng để miễn sao công nhân có việc để làm. Cố gắng hết sức để công ty không bị thua lỗ hay tổn thất tiếp”, ông Thịnh nói.

Đến phút này thì ông Thịnh đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi mà nhịp sống và làm việc của May Sông Hồng đã trở lại bình thường. Ông hồ hởi cho hay: Tuy khó khăn còn rất nhiều, nhưng công ty vẫn sẽ để công nhân nhận được đủ hai tháng lương 13, 14. Quà thưởng vào dịp Tết Nguyên đán tới đây.

Đặc biệt, COVID-19 cũng là động lực giúp TNG tích cực liên kết với các DN khác ở Việt Nam để chủ động được hơn 70% nguyên vật liệu cho các sản phẩm y tế.

Họp ngành dệt may Việt Nam

2021 chưa hết khó

Năm 2020, ngành dệt may đã nhanh chóng thích nghi với các điều kiện thị trường. Kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc là. Thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động. Kim ngạch XK của toàn ngành dệt may năm 2020 ước đạt 35,27 tỷ USD. Giảm 9,29% so với năm 2019. Đây vẫn là mức rất tích cực trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm tới 25%.

Thị trường dệt may phục hồi nhu cầu về mức của năm 2019, sớm nhất là quý II/2020 và chậm nhất là quý IV/2023. Vì vậy, 2021 vẫn còn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định. Ngành này vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và bất định từ xu hướng giảm giá. Hàng hóa đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang. Dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu mới. Tuy nhiên, năm 2021, ngành dệt may vẫn sẽ đặt kế hoạch XK cao nhất 39 tỷ USD.

Đại diện Vinatex kiến nghị, Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất. Đồng thời tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn vì năm 2021 bắt đầu vào chu kỳ đầu tư đáp ứng các yêu cầu mới hậu COVID-19.

Tổng kết năm 2020 ngành dệt may Việt Nam

Vừa rồi là bài năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cao. Hy vọng mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy cùng joon.com.vn đọc các thông tin mới.

Nguồn:Doanhnghiepvn.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *