Năm 2020 một năm đầy khó khăn của kinh tế Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng. Với việc kinh doanh không đạt hiệu quả nhiều doanh nghiệp đã phá sản do Covid 19. Tình hình nợ xấu diễn ra nhiều, kèm theo đó nhiều nguồn vốn cho vay không thu hồi được. Với việc kinh tế chậm phát triển khiến các nguồn gửi tiền cũng ít đi. Nhiều ngân hàng đã thông báo bán các tài sản để thu hồi vốn. Các vấn đề liên quan đến việc thu hồi nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu với ngân hàng.
Vừa qua hầu hết các ngân hàng đã thông báo tình hình kinh doanh của mình. Với một năm kinh tế khó khăn, hầu hết các ngân hàng đều thông báo lãi với con số lên đến cả ngàn tỷ. Con số lãi cả nghìn tỷ đồng khiến nhiều người hoài ghi về tính minh bạch và tính thực hư. Chỉ số tiền lợi nhuận không chỉ thông qua nguồn vốn và tiền lãi ở việc cho vay. Thị trường chứng khoán cũng là một điểm không thể bỏ qua. Trong năm 2020 nhiều ngân hàng đã có giá cổ phiếu tăng trên thị trường chứng khoán. Vậy nhờ những nguyên nhân gì đã giúp cho ngân hàng có số lãi lớn vậy.
Ngân hàng 2021 lãi đậm nhờ những nguyên nhân gì
Lãi lớn nhờ bảo hiểm, chứng khoán…
Trong 4 NH thương mại có vốn nhà nước đều tăng. Ngoại trừ BIDV công bố lợi nhuận giảm thì các NH khác đều giữ được “phong độ”. Cụ thể, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 23.068 tỉ đồng lợi nhuận. NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đạt gần 13.000 tỉ đồng lợi nhuận.
Gây bất ngờ nhất là NH VietinBank với tổng lợi nhuận riêng lẻ trước thuế lên tới 16.450 tỉ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận của VietinBank vẫn tăng mạnh dù năm qua NH đã cắt giảm đến gần 5.000 tỉ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi vay, phí… để hỗ trợ doanh nghiệp (DN)
Trong khi đó, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.017 tỉ đồng. Nguyên nhân là do NH đã chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỉ đồng để thực hiện cơ cấu nợ.
Ở khối NH TMCP, NH Quân Đội (MB) báo lãi tới 10.688 tỉ đồng. Tăng khoảng 6,5% so với 2019 và vượt 18,9% so với kế hoạch năm. MB cũng tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NH MSBtrong đó lợi nhuận trước thuế tăng đột biến 94,13% so với năm 2019 khi đạt 2.500 tỉ đồng.
Nguy cơ vướng nợ xấu
Chỉ số sinh lời như ROA (tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản) hay ROE (tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Mỗi NH đều có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu từ vài chục ngàn tỉ đồng đến hàng trăm ngàn tỉ đồng. Mức lợi nhuận vài ngàn tỉ đồng không phải là “đột biến”, “bất thường.
Ở góc nhìn khác, việc các NH có lãi trong năm 2020 sẽ là “bộ đệm”, có dư địa cho năm 2021 trong bối cảnh nợ xấu đang tăng. Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2020 và triển vọng 2021 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV. Các chuyên gia phân tích nhận định rủi ro nợ xấu đang gia tăng. Đến cuối năm 2020, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NH đã vượt mức 2%. Song vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc NH Nhà nước cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục phải chấp nhận “hy sinh” lợi nhuận trong năm 2021 để có nguồn lực xử lý nợ xấu. Một lãnh đạo NH Nhà nước cũng cho biết đã yêu cầu các NH thương mại cân nhắc. Xem xét trong chỉ tiêu lợi nhuận năm nay để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế sớm phục hồi sau đại dịch.
Cổ phiếu “vua” tăng giá
Theo báo cáo của các công ty chứng khoán, tính đến hết năm 2020. Nhóm cổ phiếu NH đã tăng 27,6% so với đầu năm và tăng 73,9% so với mức đáy vào tháng 3. Vượt xa mức tăng của VN-Index lần lượt là 13% và 6%.
Cụ thể, trong nhóm 24 mã cổ phiếu NH có đến 21 mã tăng, chỉ 3 mã giảm. Trong đó, SHB tăng mạnh nhất ngành, từ 5.350 đồng/cổ phiếu vọt lên 17.000 đồng/cổ phiếu. Tương ứng tỉ suất sinh lời gần 218%. Kế đến, cổ phiếu VIB tăng mạnh từ đầu tháng 8-2020, nhảy từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 32.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 125% so cuối năm 2019. Mã LPB cũng nằm trong danh sách tốp 3 cổ phiếu NH tăng mạnh nhất năm 2020. LPB khởi đầu chỉ hơn 6.300 đồng/cổ phiếu, sau đó liên tục tăng và đạt mức 12.400 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020.
Các chuyên gia cho rằng ngành NH là hàn thử biểu cho nền kinh tế. Khi Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực nền kinh tế, giá cổ phiếu NH bị tác động đầu tiên. Đến khi dịch bệnh dần được kiểm soát, niềm tin bắt đầu hồi phục, cộng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu “vua” tăng mạnh. Đặc biệt, các quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF) nội cũng đã đổ một lượng lớn tiền vào rổ chỉ số, nơi mà nhóm phiếu NH chiếm tỉ trọng cao, cũng là nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu NH tăng vọt.
Vừa rồi là những nguyên nhân khiến ngân hàng có lợi nhuận cao. Hy vọng mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy cùng joon.com.vn đọc các tin tức mới.
Nguồn: 24h.com.vn