Ở Việt Nam hiện đang có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động. Có cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân. Do tình hình phát triển kinh tế cao, nhiều doanh nghiệp được thành lập. Đáp ứng nhu cầu về vốn và gửi tiền các ngân hàng liên tục ra đời. Các ngân hàng luôn có các chương trình ưu đãi như giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc tăng lãi suất gửi không ngừng được cải thiện. Hàng năm cứ vào mỗi dip cuối năm các ngân hàng lại công bố tình hình lãi và nợ xấu. Đầu năm 2021, các ngân hàng đều ồ ạt bán các tài sản thế chấp.
Năm 2020 một năm kinh tế đầy biến động với dịch Covid 19. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh không tốt và có thể phá sản. Tình hình thế chấp tài sản diễn ra nhiều, với nguồn tài sản thế chấp khổng lồ lên tới nghìn tỷ của doanh nghiệp lớn. Tình hình kinh doanh thua lỗ khiến các tài sản ban đầu đó thành tài sản thế chấp và được bán ồ ạt. Ngay đầu năm 2021 các ngân hàng đã tìm cách bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu.
Ngân hàng ồ ạt bán các tài sản thể chấp đầu năm 2021
Dày đặc đấu giá tài sản thế chấp
Ngày 6/1/2021, BIDV tổ chức bán đấu giá tài sản đảm bảo khoản nợ của một “đại gia” khoáng sản là Công ty TNHH Ngọc Linh (Bắc Kạn). Tài sản được mang ra bán đấu giá là Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn. Trong đó gồm cả các công trình dự án, các mỏ nguyên liệu. Quyền sử dụng 14.500m2 và các tài sản khác. Tính đến ngày 28/12/2020 là hơn 2.404 tỷ đồng (gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt).
Ngày 25/1/2021 tới đây, BIDV sẽ tiếp tục tổ chức bán đấu giá lần thứ 8 tài sản. Đây là khoản nợ của Công ty Cổ phần nội thất Đông Á tại ngân hàng này. Tổng dư nợ khoản vay hơn 26 tỷ đồng tính đến ngày 30/4/2020.
Agribank phát thông báo với tần suất dày đặc việc bán đấu giá tài sản đảm bảo để xử lý nợ. Chỉ riêng ngày làm việc đầu tiên của năm 2021, Agribank đã phát đi 3 thông báo bán đấu giá các tài sản.
Ngoài BIDV và Agribank, loạt các ngân hàng khác như Vietcombank, VietinBank … cũng tích cực đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu.
Nợ xấu “nhóm nguy nhiểm” tăng mạnh
BacA Bank là ngân hàng mới nhất vừa được chấp thuận niêm yết 708,5 triệu cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Báo cáo chính thức của NH này cho biết. Kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 522 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức thấp so với mặt bằng chung của hệ thống. Nhưng đáng lưu ý là tổng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của NH này tăng gần 20% so với thời điểm ngày 31/12/2019.
Trong đó đáng chú ý là nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng mạnh. Riêng nợ nhóm 4 tăng vọt 1.462% (từ 17, 5 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 274,6 tỷ đồng thời điểm kết thúc quý III/2020).
Một NH khác có bức tranh tổng thế rất sáng sủa và tỷ lệ nợ xấu thấp là TPBank cũng không tránh khỏi tình trạng trên.
Theo kết quả công bố ngày 2/1/2021, kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế năm 2020 của TPBank tăng 11% so với năm trước
Nợ xấu mới gia tăng đã đẩy tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,63% tại thời điểm cuối năm 2019 lên 2,01% tại thời điểm cuối tháng 8/2020 và lên 2,14% đến cuối tháng 9/2020.
Vừa rồi là những thông tin về việc các ngân hàng ồ ạt bán đi tài sản. Hy vọng mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy cùng joon.com.vn đọc các tin tức mới.
Nguồn: 24h.com.vn