Kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị; tạo bước chuyển biến lớn trong thiết kế hiện đại hóa công trình xây dựng. Đặc biệt, đây là loại vật liệu lấy ánh sáng, ngăn che gió bụi, cách âm, cách nhiệt; không cho rêu mốc phát triển, tạo các không gian, hình khối kiến trúc đa dạng; vừa nhẹ nhàng, vừa thanh thoát, vừa hiện đại, khang trang… Xu hướng sử dụng kính trong công trình xây dựng ngày một lan rộng trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị; tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Tuy nhiên, ở một nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam; đâu là giải pháp tối ưu cho việc sử dụng kính trong các công trình kiến trúc?
Xu hướng sử dụng vật liệu kính trong công trình kiến trúc tại Việt Nam
Vật liệu kính đã khá quen thuộc trong các công trình kiến trúc. Kính hiện diện với nhiều vai trò khác nhau vừa là vật liệu cơ bản, vật liệu hoàn thiện và vật liệu trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Là dòng vật liệu nhân tạo, kính có đặc tính cơ lý ưu việt, độ bền cao, có khả năng chống lại tác động của môi trường… Kính xuất hiện ở nhiều thể loại công trình, từ những không gian sống riêng tư của mỗi gia đình cho đến công trình tôn giáo tín ngưỡng như nhà thờ và ngày nay rất phổ biến trong các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại…
Tuy nhiên, tại các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam nơi có nhiều ánh nắng mặt trời quanh năm, việc lạm dụng vật liệu kính trong lớp vỏ công trình sẽ gây ra nhiều bất lợi trong sử dụng cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng…
Ngày 26/9/2013, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đã được Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2013/TT-BXD. Theo đó, nhiều qui định trong việc sử dụng vật liệu kính trong lớp vỏ công trình xây dựng được đặt ra nhằm hướng tới việc sử dụng hiệu quả năng lượng.
Nhận thức sử dụng vật liệu kính:
Ở Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh, nhiều công trình với vỏ bao che bằng kính đã được xây dựng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng một cách ồ ạt, nhận thức chưa đầy đủ về vật liệu kính của các chủ đầu tư, nhà thiết kế và người sử dụng… đã khiến việc thiết kế và sử dụng kính không đạt được hiệu quả mong muốn.
Chủ đầu tư
Hiện nay, các chủ đầu tư ở Việt Nam còn rất hạn chế về các kiến thức sử dụng kính nói chung và kính tiết kiệm năng lượng nói riêng. Với mức đầu tư ban đầu lớn, các nhà đầu tư còn khá e dè trong việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng, thường lựa chọn loại kính có giá thành thấp. Do hạn chế về thông tin, một số lượng lớn các nhà đầu tư còn khá tùy tiện, thờ ơ … hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào bên tư vấn trong việc lựa chọn vât liệu kính. Vì vậy, nhiều công trình khi đưa vào vận hành đã không đáp ứng được mong muốn của chủ đầu tư về hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng sử dụng.
Người thiết kế
Với vai trò tư vấn cho chủ đầu tư, người thiết kế chưa làm được nhiều; bởi sự thiếu thốn dữ liệu thông tin về vật liệu kính. Nhiều nhà thiết kế tại Việt Nam chưa làm chủ kiến thức về điều kiện khí hậu; thiếu kiến thức sử dụng vật liệu kính, thiếu các công cụ (mô phỏng; tính toán…) trong quá trình thiết kế. Một nhóm nhỏ còn dễ dãi trong việc tư vấn sử dụng vật liệu kính; khiến tác phẩm của họ hào nhoáng nhưng lại không đạt về tiện nghi sử dụng; và hiệu quả kinh tế lâu dài cho công trình.
Người sử dụng
Tại Việt Nam, người sử dụng các công trình xây dựng chưa được cung cấp kiến thức đầy đủ; để hiểu một cách rõ ràng về vận hành công trình hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Chính vì vậy, khi vận hành thường mắc rất nhiều sai lầm; khiến cho các công trình sử dụng kính rất nhanh bị xuống cấp; hoặc không đạt hiệu quả sử dung mong muốn.
Những thách thức trong việc thiết kế kiến trúc với vật liệu kính tại Việt Nam
Xu hướng tăng cường sử dụng kính cho bề mặt tòa nhà “trong suốt” hiện nay; làm tăng tải làm mát đáng kể trong các tòa nhà. Điều này khiến cho các tòa nhà kính trở thành các cỗ máy ngốn năng lượng. Đây là một mâu thuẫn gay gắt trong bài toán kinh tế của các nhà đầu tư. Sự thiếu nguồn dữ liệu chuẩn về các thông số kỹ thuật của các chủng loại kính trên thị trường; khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn kính phù hợp.
Nhiều KTS không làm chủ được các công cụ tính toán mô phỏng, khiến các công trình không đạt yêu cầu cần bằng giữa hấp thu nhiệt mặt trời và lấy ánh sáng tự nhiên…
Nguồn: Tapchikientruc.vn