Năm 2020 cũng là một năm thành công của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Kể từ khi điểm chuẩn Vn-Index chạm đáy tháng 3 với mức giảm 25%, chỉ số này đã tăng mạnh từ 600 lên hơn 1.000 vào cuối tháng 12, tăng 63%. Chỉ số Vn-Index kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm ở mức 1.103,87, tăng 142,88 tương đương 14,87% so với đầu năm 2020, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có hoạt động tốt nhất thế giới.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã mở 270.400 tài khoản mới để đầu tư vào cổ phiếu trong 11 tháng qua; nâng tổng số lên 2,7 triệu, với hơn 300.000 tài khoản sẽ được mở trong năm nay. 41.200 tài khoản mới được mở trong tháng 11 là con số hàng tháng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2021, chỉ số Vn-Index sẽ vượt mốc 1.200 điểm nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng hiện hành của Ngân hàng Trung ương nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế; triển vọng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,5%; Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư; và các chương trình tiêm chủng COVID-19 toàn cầu.
Thị trường vàng sôi động trong những ngày đầu năm 2021
Lãi suất thấp đang là lý do khiến dòng tiền chảy mạnh từ tiết kiệm vào chứng khoán thời gian qua. Dù đã tăng trưởng thần tốc trong gần 1 năm qua và trở lại sát vùng đỉnh lịch sử nhưng với mức P/E khoảng 17-18 hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được đánh giá là khá rẻ so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan hay Philippines vào khoảng 25 – 26. Dư địa tăng trưởng vẫn có nhưng không có nghĩa quá chủ quan trong các quyết định đầu tư.
Dòng tiền chảy mạnh từ tiết kiệm vào chứng khoán
Chia sẻ tại Hội thảo Thị trường tài chính 2021 – 2025 và Cơ hội đầu tư chứng khoán năm 2021 do Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam và Công ty chứng khoán Nhất Việt tổ chức cuối tuần qua. Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng môi trường lãi suất đang khiến tổng nợ toàn cầu tăng 40% trong 2 năm vừa qua lên 350% GDP toàn cầu. “Việt Nam ở mức kháng cự tương đối tốt nhưng không chủ quan; phải gia tăng khả năng chống chịu với những cu sốc bên ngoài”, ông Cấn Văn Lực nói.
Lãi suất thấp đang là lý do khiến dòng tiền chảy mạnh từ tiết kiệm vào chứng khoán thời gian qua. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tư vấn Tài chính; kênh trái phiếu doanh nghiệp với khẩu vị rủi ro phù hợp hơn với đại bộ phận cư dân lại chưa có sự phát triển phù hợp để cân bằng nguồn vốn này. Theo các diễn giả, không ít bộ phận nhà đầu tư cá nhân đang tham gia thị trường; với tâm lý “đánh bạc”, “hớt váng” kiếm lời. Với giác độ đầu tư như vậy thì rủi ro khi có biến động là rất lớn; ví dụ như khả năng tăng lãi suất trở lại.
Đánh giá về các nhóm ngành vẫn có triển vọng đầu tư trong năm 2021; VFS đánh giá cao các cổ phiếu năng lượng, bất động sản hay tiêu dùng. Những nhóm có khả năng hồi phục tốt hiệu quả kinh doanh sau COVID-19.
Vốn ồ ạt “chảy” vào thị trường vàng, chứng khoán
Năm 2020, lần đầu tiên sau 10 năm, giá vàng tăng phi mã, vượt mọi kỷ lục. Giá vàng thế giới lên tới 2.200 USD/oz; giá vàng trong nước cũng lần đầu tiên vượt mốc 60 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau khi nhiều nước công bố thử nghiệm vaccine phòng COVID-19, thị trường vàng dần chìm lắng. Hiện giá vàng thế giới xoay quanh mốc 1.900 USD/ounce, giá vàng trong nước khoảng 55-56,5 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, hiện nay, giá vàng đã tăng khá mạnh; so với những năm gần đây do lo ngại kinh tế toàn cầu giảm vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, giá vàng có những thời điểm cũng đảo chiều giảm khá mạnh. Điều này khiến cho kênh đầu tư này cũng vô cùng rủi ro và chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có kiến thức.
Nguồn: Vtv.vn